1 trận bóng đá bao nhiêu phút? Trận đấu kéo dài nhất lịch sử
1 trận bóng đá bao nhiêu phút? Trận đấu kéo dài nhất lịch sử có thời gian bao lâu, hãy cũng Betdayroi tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ sau đây.
nội dung chính
1 trận bóng đá bao nhiêu phút?
Một trận bóng đá thông thường diễn ra với 2 hiệp đấu chính thức, mỗi hiệp gồm 45 phút, giữa 2 hiệp có 15 phút nghỉ giải lao. Hai đội đổi sân cho nhau sau khi hết hiệp 1.
Trong các tình huống bóng dừng lăn trên sân, trọng tài sẽ tính thêm giờ, thời gian này được bù vào cuối mỗi hiệp đấu, gọi là thời gian bù giờ. Thời gian bù giờ dài hay ngắn phụ thuộc hoàn toàn vào trọng tài chính.
Một trận đấu thường kéo dài 90 phút
Luật về thời gian bù giờ xuất hiện sau trận đấu giữa Stoke và Aston Villa năm 1891. Ở phút 88, trong tình thế bị dẫn trước 1-0, Stoke được hưởng một quả phạt đền. Tuy nhiên thủ môn của Aston Villa đã cản phá bóng đi hết đường biên. Đến khi bóng trở lại sân thì đồng hồ đã điểm phút 90, và trận đấu kết thúc ngay lập tức, Stoke phải nhận thất bại.
Ở các giải đấu có hình thức loại trực tiếp, trong trường hợp kết thúc 90 phút của 2 hiệp chính hai đội vẫn hòa, cả hai sẽ phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ, mỗi hiệp 15 phút không nghỉ giữa giờ.
Nếu sau hai hiệp phụ mà vẫn chưa phân định được thắng thua, hai đội sẽ bước vào loạt luân lưu 11m.
Trận đấu kéo dài nhất lịch sử
Trận đấu giữa 2 đội Stockport County và Doncaster Rovers của nước Anh tại sân Edgeley Park, diễn ra ngày 30/3/1946 là trận đấu dài nhất lịch sử. Trận đấu này kéo dài 3 giờ 23 phút và được xác lập là kỷ lục thế giới.
Trận đấu giữa Stockport County và Doncaster Rovers nằm trong khuôn khổ Division Three North Cup (hạng đấu thuộc giải bóng đá Anh từ năm 1921 tới năm 1958).
Tỷ số sau 90 phút thi đấu chính thức của trận đấu là 2-2, hai đội đã phải đã lại nhưng kết quả vẫn không thay đổi sau một trận đấu 90 phút nữa. Stockport và Doncaster đã phải đá thêm 30 phút hiệp phụ, nhưng vẫn không có đội nào ghi thêm được bàn thắng sau khoảng thời gian này.
Trận đấu dài nhất lịch sử
Hai đội quyết định không đá luân lưu, mà sẽ chơi đến khi nào một đội ghi được bàn thắng thì sẽ thắng chung cuộc. Quy tắc này khá phổ biến ở bóng đá Anh trong thời kỳ đó. Luật này tương đối giống luật "bàn thắng vàng" khi đội nào có bàn sẽ lập tức thắng cuộc, chỉ khác là không có giới hạn về thời gian.
Stockport County đã tiến tới rất gần thắng lợi khi có bàn thắng ở phút 173. Nhưng người đưa bóng vào lưới Les Cocker đã đưa bóng vào khung thành từ phía sau đường biên ngang và bàn thắng không được công nhận.
Trận đấu vì thế lại tiếp tục diễn ra. Hai đội miệt mài cố gắng song vẫn không thể ghi bàn. Do hệ thống chiếu sáng chưa phát triển, hai đội buộc phải tạm dừng thi đấu vì trời quá tối.
Doncaster giành được quyền tổ chức đá lại trận đấu này trên sân nhà của họ theo luật tung đồng xu. Dù có ưu thế sân nhà, nhưng đội bóng này mắc quá nhiều sai lầm, dẫn đến việc để thua với tỷ số đậm 0-4.
Những trận đấu dài dằng dặc như trên không hiếm gặp ở những năm 1940 tại Anh. Trận tranh War Cup giữa Cardiff City và Bristol City đã kéo dài 3 tiếng 20 phút.
Trận giao hữu ở Xứ Wales kéo dài 169 tiếng đồng hồ.
Có những trường hợp khán giả có thể rời sân làm việc cá nhân, rồi lại quay lại tiếp tục theo dõi trận đấu. Những cuộc đối đầu kiểu này đã bị xóa bỏ do các cầu thủ không đủ sức, khán giả thì phát chán. Một thời gian ngắn sau trận đấu giữa Stockport và Doncaster, luật "chơi đến khi phân định thắng thua" cũng bị xóa bỏ.
Đến khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, luật sút luân lưu được phổ biến rộng rãi. Mặc dù vậy, một số ít người vẫn thích các trận đấu kéo dài dằng dặc. Năm 2019, một trận đấu từ thiện ở Xứ Wales đã diễn ra trong vòng 169 tiếng đồng hồ. Nhưng đây chỉ là một trận đấu không chính thức, cũng không diễn ra liên tục, các cầu thủ có thể thoải mái nghỉ ngơi ăn uống rồi tiếp tục thi đấu.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thông tin thú vị nào khác, hãy để lại yêu cầu dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp.