AFF Cup là gì? Giải AFF mấy năm tổ chức một lần
AFF Cup là giải đấu nào, có tên gọi nào khác không? Giải đấu AFF Cup được tổ chức mấy năm một lần và sở hữu điểm gì đặc biệt đáng quan tâm?
nội dung chính
AFF Cup là giải đấu in sâu vào tâm trí những người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Trước đây khi tuyển Việt Nam không có thành tích ở đấu trường châu lục thì AFF Cup chính là giải đấu mà chúng ta kỳ vọng nhất. Các cuộc đấu với đại kình địch Thái Lan luôn mang đến những cảm xúc khó quên cho khán giả.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về AFF Cup, từ tên gọi đến lịch sử hình thành. Ngoài ra, một số thông tin như chu kỳ về thể thức thi đấu cũng được Bet Day Roi đề cập.
AFF Cup là gì?
AFF Cup là tên gọi tắt của giải ASEAN Football Championship hay còn được biết đến với tên tiếng Việt là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Đây là giải đấu dành cho các đội tuyển bóng đá trong khu vực Đông Nam Á được Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.
Trước đây AFF Cup có tên gọi đầy đủ là AFF Tiger Cup. Tên gọi này xuất phát từ việc hãng bia Tiger tài trợ cho giải đấu. Tuy nhiên đến nay, tên gọi đó được thay bằng AFF Suzuki Cup. Điều đó cũng có nghĩa rằng Suzuki là đơn vị chính tài trợ cho giải vô địch Đông Nam Á.
Ít ai biết rằng có thời điểm giải đấu đã phải hoãn lại vì không thể tìm kiếm được nhà tài trợ. Đến năm 2007, giải đấu đã nỗ lực được nối lại và đổi tên thành "ASEAN Football Championship" - Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Sau đó lại được đổi tên thành AFF Suzuki Cup cho đến tận bây giờ.
Kỳ AFF Cup đầu tiên được diễn ra vào năm 1996 với sự tham gia của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại giải đấu năm đó Thái Lan là đội đầu tiên giành chức vô địch. Cho đến nay Voi chiến này cũng chính là đội bóng giàu thành tích nhất trong lịch sử AFF Cup với 5 vô địch. Trong khi đó Việt Nam mới chỉ có 2 lần vô địch vào các năm 2008 và 2018.
AFF mấy năm tổ chức một lần?
Dù đây là giải đấu lớn nhất trong khu vực tuy nhiên không phải ai cũng bết chính xác AFF mấy năm tổ chức một lần. Theo quy định của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á, AFF sẽ tổ chức 2 năm/lần với sự tham gia của 10 đội bóng thuộc khu vực Đông Nam Á có thành tích thi đấu tốt nhất. Thành tích của các đội bóng sẽ được dựa vào bảng xếp hạng của FIFA. Hai đội yếu nhất khu vực sẽ tham dự trận play-off để giành tấm vé cuối cùng dự vòng chung kết.
Theo thông lệ, năm 2020 sẽ tổ chức AFF Cup. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giải đấu được dời sang cuối năm 2021. Hiện tại Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á vẫn chưa chốt được phương án đá tập trung hay theo sân nhà – sân khách.
Thể thức thi đấu AFF Cup
Tại vòng chung kết, 10 đội sẽ được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 5 đội. Các năm trước đây, các đội sẽ đá vòng tròn theo hình thức sân nhà, sân khách để giành vé vào bán kết. 2 đội có thành tích tốt nhất bảng sẽ có quyền đi tiếp.
Từ vòng bán kết, các trận đấu sẽ diễn ra theo hình thức lượt đi và lượt về. Ngoài ra luật bàn thắng sân khách cũng được áp dụng.
Dù vậy thể thức thi đấu của AFF CUP 2021 có thể phải thay đổi do những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì dịch bệnh, các đội cũng hạn chế đi lại nên Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á cũng tính đến phương án đá tập trung.
Thái Lan đang gửi đề xuất được đăng cai AFF Cup 2021 nếu Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á điều chỉnh thể thức và chuyển sang thi đấu tập trung ở một quốc gia trong khu vực. Trước đó quốc gia này đã áp dụng quy tắc "bong bóng" theo yêu cầu của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) để tổ chức thành công các trận AFC Champions League.
Nếu điều này xảy ra, bán kết và chung kết sẽ không diễn ra theo hình thức lượt đi và lượt về trên sân nhà và sân khách nữa. Thay vào đó các đội sẽ đấu loại trực tiếp một lượt.
Đội bóng giàu thành tích nhất AFF Cup
Sau 12 kỳ AFF Cup, Thái Lan là đội bóng giàu thành tích nhất với 5 lần lên ngôi vô địch. Đó là vào các năm 1996, 2000, 2002, 2014 và 2016.
Trong quá khứ, Singapore cũng là một thế lực của bóng đá Đông Nam Á. Họ có 4 lần vô địch giải đấu này. Đó là vào các năm 1998, 2004, 2007 và 2012.
Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ ba trong số các đội giàu thành tích nhất AFF Cup. Chúng ta mới có 2 lần vô địch AFF Cup đó là vào các năm 2008 và 2018.
Malaysia mới chỉ có 1 lần vô địch vào năm 2010. Trong khi đó Indonesia, Philippines và Myanmar chưa từng vô địch. Indonesia dù chưa lần nào vô địch tuy nhiên họ lại là đội có số lần về nhì nhiều nhất với 5 lần.