Tìm hiểu V.League có bao nhiêu vòng đấu? Thể thức thi đấu V.League

5/5 - (5 bình chọn)

V.League sau hơn 20 tồn tại đã có những sự thay đổi. Vậy V.League hiện tại có bao nhiêu vòng đấu, và thể thức thi đấu ra sao?

V.League là giải bóng đá hấp dẫn nhất Việt Nam cấp CLB. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất của giải đấu.

V.League có bao nhiêu vòng đấu

Khi V.League ra đời, số đội thi đấu giải thấp hơn so với thời kỳ trước. Trong 2 mùa 2000–01 và 2001–02, số lượng các đội bóng tham dự V.League đều là 10 đội, có tổng cộng 18 vòng đấu. Mùa giải 2003, số lượng các đội có mặt ở V.League tăng thành 12 đội, số vòng đấu lúc đó là 22.

Mùa giải 2006, V.League có 13 đội, với 24 vòng đấu. Một năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử V.League có tới 14 đội tham gia, thi đấu 26 vòng.

Đến V.League 2013, giải chỉ còn lại 12 đội, sau khi hàng loạt đội bóng bị giải thể hoặc chuyển giao. BTC giải đấu đã cố gắng đưa số lượng đội tham dự V.League 2014 quay trở lại con số 14, tuy nhiên CLB KienLongBank Kiên Giang không đủ kinh phí để đăng ký tham dự, xin rút lui khỏi giải. Vì vậy, V.League 2014 vẫn chỉ có 13 đội, giải còn 24 vòng do hủy kết quả của đội bỏ giải.

Từ mùa giải 2015 cho đến nay, số đội tham dự mỗi mùa giải là 14. Từ 2015 đến 2016, giải có 26 vòng. Do thay đổi thể thức ở mùa giải 2020 và 2021, V.League có 13 vòng giai đoạn 1, 5 và 7 vòng cho 2 nhóm ở giai đoạn 2.

V.League hiện tại có 13 vòng giai đoạn 1, 5 và 7 vòng cho 2 nhóm ở giai đoạn 2

Thể thức thi đấu

Từ 1980 đến 1995: các đội tham dự chia thành các bảng theo khu vực địa lý. Các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm ở mỗi bảng đấu. Các đội ở nhóm đầu lọt vào vòng chung kết sẽ cạnh tranh ngôi vương. Các đội nhóm cuối sẽ đấu với nhau để tranh suất trụ hạng.

Mùa giải 1996, 12 đội của giải thi đấu vòng tròn hai lượt. Sau khi kết thúc giai đoạn 1, 6 đội đầu bảng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng thi đấu vòng tròn một lượt, chọn ra 2 đội xuống hạng.

Mùa giải 1997 đến 2019: các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội nhiều điểm nhất giành chức vô địch. 1 hoặc 2 đội cuối bảng (tùy mùa giải) phải xuống hạng.

Mùa giải 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, sau khi đấu vòng tròn 1 lượt ở giai đoạn 1, 8 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra đội vô địch, 6 đội còn lại sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng duy nhất và 1 đội đá play off với đội đứng thứ 2 giải hạng Nhất.

V.League chia thành 2 giai đoạn trong 1 mùa giải

Sang mùa giải 2021, các đội đấu vòng tròn 1 lượt, 6 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn một lượt để tìm ra nhà vô địch, 8 đội còn lại cũng đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng và 1 suất play-off với đội đứng thứ 2 giải hạng Nhất, tương tự mùa giải 2020.

Sự hình thành của V.League

Giải bóng đá vô địch quốc gia – hiện tại có tên là V.League – là sân chơi hạng cao nhất trong hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam. Giải đấu do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức từ năm 1980, tính đến năm 2021 đã trải qua 38 lần được diễn ra (năm 1988 giải vô địch quốc gia không được diễn ra, năm 1999 chỉ có giải Tập huấn mùa Xuân).

Giải bóng đá vô địch quốc gia đã có những sự thay đổi: tên gọi, số lượng các đội tham dự, thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1996, không thể thức nào tồn tại quá 2 năm khiến cho giải đấu đứng trước sự thay đổi liên tục.

Tới năm 1996, giải có thể thức sân nhà – sân khách lần đầu và vẫn được duy trì đến ngay. Năm 1989, giải được tổ chức phân hạng lại với 32 đội tham gia, sau đó chọn ra 18 đội mạnh nhất đá giải hạng A1, trước đó 1 năm, giải bị ngừng tổ chức 1 năm để tái cơ cấu bộ máy giải đấu.

Năm 1989, hạng A1 còn 11 đội, do các đội xếp dưới kết hợp với 3 đội mạnh nhất hạng A2 hình thành hạng A2 mới. Một năm sau, giải có tên Giải đội mạnh toàn quốc. Giải hạng Nhất quốc gia là tên gọi mới của giải đấu trong giai đoạn 1996-2000.

Từ mùa giải 2000–01, bóng đá Việt Nam chuyển sang chuyên nghiệp, giải vô địch quốc gia chính thức mang tên V.League. Đây cũng là mùa giải đầu tiên có sự góp mặt của các cầu thủ ngoại.

V.League đã tồn tại hơn 20 năm

Sau khi nắm được thông tin về V.League có bao nhiêu vòng đấu, thể thức thi đấu V.League, các bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận. Những thông tin hữu ích về môn thể thao vua, ban biên tập Bet Đây Rồi sẽ tiếp tục gửi tới các bạn trong thời gian tới.

Tôi là Akari Nguyên người sáng lập cũng là chủ biên tập tất cả nội dung trên website Betdayroi.com. Với 10 năm hoạt động trong lĩnh vực cá cược, chơi casino online, tại trang web này tôi mong muốn mọi người có thể lựa chọn cho mình địa chỉ cá cược an toàn uy tín. 

author AKARI NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục